Bên cạnh các công trình kiến trúc Pháp, kiến trúc Đà Lạt còn trở nên đa dạng hơn nhờ những ngôi chùa, thiền viện mang đậm nét Á Đông. Cùng thi công xây dựng chiêm ngưỡng hai nhà thờ có kiến trúc mê hồn tại thành phố Đà Lạt xinh đẹp nhé.
Nhà thờ chính tòa
Với tên gọi đầy đủ là Nhà thờ chính tòa Thánh Nicola Bari, còn có tên gọi khác là nhà thờ Con Gà (vì trên đỉnh tháp chuông có hình con gà lớn) là nhà thờ lớn nhất tại Đà Lạt nằm trên đường Trần Phú, là một trong những kiến trúc tiêu biểu của thành phố do người Pháp xây dựng. Từ xa, du khách có thể dễ dàng nhìn thấy nhà thờ chính tòa nổi bật với tháp chuông lớn và cao.
Nhà thờ Con gà được thiết kế theo kiểu mẫu của các nhà thờ Công giáo ở châu Âu, tiêu biểu cho trường phái kiến trúc Roman.Mặt bằng nhà thờ theo hình chữ thập (giống thánh giá) có chiều dài 65 m, rộng 14 m, tháp chuông cao 47 m. Với độ cao đó, từ tháp chuông của nhà thờ có thể nhìn thấy mọi nơi của thành phố. Cửa chính của nhà thờ hướng về núi Langbiang.Khuôn viên của nhà thờ được cắt tỉa cây gọn gàng và trồng nhiều hoa, là một điểm tham quan thu hút du khách trong và ngoài nước.
Khuôn viên phía ngoài sân của nhà thờ, trồng nhiều cây thông, một loài cây đặc trưng của Đà Lạt.
Nhà thờ Domaine de Marie
Bố cục kiến trúc nhà thờ có nhiều điểm cách tân so với các nhà thờ cổ điển phương Tây. Vẫn là dạng mặt bằng chữ thập nhưng tỷ lệ có phần tự do hơn: chiều rộng 11 m và chiều dài là 33 m. Có hai đường bậc thang đi lên cửa chính và nhập lại ở sảnh chính. Hệ thống mái có hình dáng tựa như nhà rông của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Mái nhà có độ dốc khá lớn, được lợp ngói màu đỏ.
Nhà thờ Domaine de Marie còn được gọi là nhà thờ Vinh Sơn, nằm trên đường Ngô Quyền cách trung tâm thành phố Đà Lạt vào khoảng 1 km. Nhà thờ được xây dựng từ năm 1930, đến năm 1943 được xây lại với một kiến trúc khác.Trước đây nhà thờ là tu viện chính của dòng Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn, thành lập tại Pháp. Sau năm 1975, ngoài nhà nguyện và hai dãy tu viện, các cơ sở khác đã được sử dụng cho các mục đích công ích.