Rỗ bê tông là hiện tượng thường xuyên xảy ra sau khi đổ. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Bài viết dưới đây nêu rõ nguyên nhân và cách khắc phục khi xảy ra .

1: Các loại rỗ 

Rỗ ngoài: rỗ trên bề mặt 

Rỏ sâu: rồ qua lớp cốt thép chịu lực vào sâu bên trong.

Rỗ thấu suốt: rỗ xuyên qua kết cấu,

 2: Nguyên nhân gây rỗ 

  • Đổ ván gỗ có độ hút ẩm cao, trước khi đổ không tưới nước đủ ẩm nhất là vào thời tiết hanh khô nên mặt bê tông bị rỗ đổ gỗ đã hút nước của bê tông. Hiện tượng rỗ này cũng không nên xem thường vì bề dày của lớp bê tông bảo vệ cốt thép theo thiết kế chỉ được phép vừa đủ. Rỗ mặt sẽ làm chiều dày lớp bê tông bảo vệ bé hơn mức quy định cho nên nó sẽ không làm tròn chức năng bảo vệ cốt thép.
  • Đổ đầm đối, đầm sót, đầm không tới độ sâu cần thiết. Nhất là tại vị trí có mặt độ thép dầy.
  • Đổ hiện tượng hỗn hợp bê tông bị phân tầng vì lý đổ vận chuyển; đổ bê lồng ở độ cao lớn hơn 1,5-2m: với bê lông có độ sựt cao lại đầm quá k1.
  • Đổ cấp phối đá không hợp lý, cỡ đá to nhỏ không đều.
  • Đổ trộn bê tông không đều.
  • Đổ bê tông quá khô.
  • Đổ cốp pha không kín khít làm chảy mất vưa xi măng, nhất là dưới chân móng, chân cột, đáy dầm.
  • Đổ hiện tượng bê tông bị cốt thép chờ hoặc cốt thép đặt sai quy cách cản đường xuống.
    ro-bo-tong
  • rỗ bê tông

3:Cách đổ bê tông cột không bị rỗ đúng theo tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng bê tông cột

rỗ bê tông

Các bước thực hiện cách đổ bê tông cột không bị rỗ cần lưu ý ngay từ những bước chuẩn bị

Quá trình thi công chi tiết cột gồm các bước:

– Định vị trí cột, xác định tim cột, trục cột

– Bước lắp dựng cốt thép

– Lắp dựng cốp pha (ván khuôn cột)

– Đổ bê tông cột

– Tháo dỡ cốp pha

Trong các bước đã kể tên trên đây theo quá trình thi công cột thì các bước lắp dựng cốp pha và đổ bê tông cột là có ảnh hưởng và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng cột bị rỗ, vì thế chúng tôi giới thiệu cách đổ bê tông cột không bị rỗ cũng như cách lắp dựng cốp pha làm sao cho đúng tiêu chuẩn, đúng kỹ thuật.

 Thứ nhất, trước khi tiến hành cách đổ bê tông cột không bị rỗ phải kiểm tra cốp pha

Kiểm tra cốp pha cột và lắp ghép cốp pha chắc chắn trong quá trình thực hiện cách đổ bê tông cột không bị rỗ

– Chân cốp pha phải đảm bảo đúng vị trí, chắc chẵn đảm bảo khi đổ bê tông không bị xô lệnh; cốp pha cột cần phải chống, neo, rọi đảm bảo cho cột không bị nghiêng, phình

– Nếu là cốp pha cột hình dạng tròn, thường thì người ta sẽ đặt trước ở xưởng sản xuất lắp ghép sẵn theo kích thước của cột bởi vì việc ghép cốp pha tròn rất khó và không khả thi, đặc biệt là đối với những chiếc cột kích thước lớn thì việc tự ghép cốp pha tròn là không thể. Với phương pháp này chúng ta không cần tự tính toán cốp pha cột tròn nữa.

– Để tiến hành cách đổ bê tông cột không bị rỗ thì chúng ta phải chú ý tưới đủ nước làm ẩm cốp pha (nếu là ván khuôn gỗ) từ đầu để tránh hút hết nước của bê tông trong thời gian đợi tháo dỡ.

Thứ hai, cách đổ bê tông cột không bị rỗ đúng tiêu chuẩn 

Theo dõi quá trình đổ bê tông cột không bị rỗ với các bước cụ thể

 Bước 1: Chuẩn bị trước khi đổ bê tông cột

– Chuẩn bị máy móc, thiết bị đảm bảo cho quá trình đổ bê tông

– Dọn dẹp, dội nước làm sạch cốp pha, cốt thép trước khi đổ bê tông

– Một cách đổ bê tông cột không bị rỗ rất quan trọng đó là trộn bê tông có cấp phối đúng theo tiêu chuẩn, đúng tỷ lệ các yếu tố như cát, nước, sỏi… rồi trộn đều tay. Nếu sử dụng bê tông tươi đã cấp trộn sẵn thì phải lựa chọn loại bê tông chất lượng cao.

– Trước khi đổ bê tông nên đổ 1 lớp vữa xi măng dày khoảng 10 – 13cm để tránh bị rỗ bê tông.

Bước 2: Đưa bê tông vào khối đổ qua cửa đổ thông qua máng đổ.

Bước 3: Bê tông phải đổ liên tục không nên ngừng tùy tiện. Với chiều cao dưới 5m thì nên đổ liên lục còn trên 5m thì sử dụng cách khoét lỗ ở giữa ván khuôn để luồn bê tông từ ngoài vào theo từng giai đoạn nhưng phải đảm bảo vị trí và cấu tạo mạch ngừng thi công hợp lý.

Bước 4: Đầm được đưa vào trong để đầm theo phương thửng đứng, dùng đầm dùi để đầm, chiều sâu mỗi lớp bê tông đầm dùi khoảng 30-50cm, thời gian đầm khoảng 20-40s/lần. Chú ý trong quá trình đầm tránh làm sai lệch cốt thép. Đầm bê tông nên đầm chặt, kỹ và đúng kỹ thuật vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bê tông.

Đổ bê tông cột theo trình tự từ xa đến gần từ trong ra ngoài, bắt đầu chỗ thấp trước, đổ theo từng lớp, đổ xong lớp nào đầm luôn lớp đấy.

Bước 5: Chú ý bảo dưỡng bê tông sau khi tháo dỡ cốp pha

– Thời gian tối thiểu để tháo dỡ cốp pha là trong khoảng từ 36 – 48 giờ.

– Khi tháo dưỡng xong phải bảo dưỡng liên tục trong 2 – 4 ngày để đảm bảo khả năng làm việc của bê tông.

*Một số chú ý về cách đổ bê tông cột không bị rỗ

Trộn bê tông đủ tiêu chuẩn nếu thực hiện thủ công để khi đổ sẽ không bị rỗ

bê tông cột bị rỗ

Chọn bê tông thương phẩm chất lượng kém sẽ khiến cột bị rỗ sau khi tháo cốp pha

– Cấp phối đúng tỷ lệ và tiêu chuẩn khi trộn bê tông (nếu là bê tông tự trộn)

– Lắp dựng kín khít cốp pha và làm cốp pha đủ ẩm đặc biệt chú ý trong tiết trời hanh khô.

– Trong trường hợp cách đổ bê tông cột không bị rỗ mà có ít cốt thép, cần chú ý bảo đảm cốt thép không bị xoắn và uốn cong. Đổ bê tông cột dày cốt thép, cần chú ý đầm chọc kỹ ở các góc cạnh và gõ thành ngoài cốp pha, để bê tông không bị rỗ ở lớp bảo vệ. Chú ý để các đầu thép chờ từ móng cột phải định vị đúng vị trí thép dọc của cột. Thép đai cột không cần phải giống nhau suốt chiều cao cột, cần tăng số lượng đai gấp đôi ở vị trí nối chồng thép (thường ở chân cột).

4: Biện pháp khắc phục rỗ bê tông

Đối với bê tông bị rỗ mặt: với các vết rỗ nhỏ, chiều’sâu không lớn, diện không rộng, tiến hành đục và trát vữa xi măng. Trước tiên dục toàn bộ các viên đá, sỏi và vữa tại chồ rỗ, phun nước rứa sạch, thấm khô nước sau đó dùng vữa xi măng cát có cấp phối 1:2 hoặc 1:2,5 trát kín. Khi trát dùng bay miết mạnh hoặc vẩy cho vữa bám chắc vào phần bê tông trong. Nếu kết cấu ở vị trí có yêu cầu chống thấm cao tốt nhất nền trát và bằng một lớp vữa polyme hoặc vữa sợi composit. Với vết rỗ nông nhưng ở diện rộng, ở trên mặt dứng nên dùng súng phun vữa. Sau khi đục, rửa sạch toàn bộ diện bê tông rỗ xốp phun loại vữa xi măng có cấp phối 1:1,15- 1:4,4.

Đối với rỗ sâu: thường phải dùng biện pháp xử lý đổ bê tông lại. Sau khi đục, rửa toàn bộ vết rỗ, thấm khỏ nước, dùng bê tông sỏi, đá nhỏ mác cao hơn mác bê tông kết cấu. đổ lấp dẩy lỗ rỗ. Đối với lớp rỗ trên mặt nghiêng, mặt dáy, mặt đứng phải đục rộng hơn tạo thành mặt vát, ghép ván khuôn ngoài thành miệng phễu đè’ đổ bê tông. Phần bê tông thừa sau sẽ dục tẩy di. Bảo dưỡng ẩm chỗ xử lý theo đúng quy phạm

Đối với rỗ thấu suốt phải có biên pháp xử lý của bên thiết kế. Kết cấu phải được chống đỡ chắc chắn ngay từ khi phát hiện rỗ. Biện pháp xử lý tốt nhất là phun bê tông. Trước khi phun khô phải dục thải những cốt liệu cỡ lớn nằm trên bề mặt, vì không đủ lực bám dính kể cả trước và sau khi phun. Trước khi phun ướt cẩn tạo một lớp vữa lót trước khi phun bê tông. Trước khi xử lý phải ghép ván khuôn chắc chắn.

http://ttpconstruction.com/

https://www.facebook.com/CONGTYTIENTHINHPHAT