Xây dựng kiến trúc yêu cầu, kỹ năng của các kiến trúc sư. Trong hoạt động thiết kế, quy hoạch những người tham gia, chủ trì xây dựng một bản quy hoạch hay bản thiết kế kiến trúc thường gọi là Kiến trúc sư. Trong hoạt động xây dựng Kiến trúc tổng thể (Enterprise Architecture), các cá nhân chủ trì, tham gia vào quá trình xây dựng của các tổ chức cũng được gọi là Kiến trúc sư (Enterprise Architects – EA). Vai trò Kiến trúc sư của một tổ chức rất đa dạng và vô cùng năng động.
Xây dựng kiến trúc yêu cầu, kỹ năng của các kiến trúc sư
Kiến trúc tổng thể đã phát triển và được phổ biến bởi các tổ chức, doanh nghiệp. Với nhu cầu mạnh mẽ về giảm chi phí, tăng tính linh hoạt và chuẩn hóa các môi trường công nghệ thông tin, đã có sự chuyển biến đột phá về hoạt động Kiến trúc tổng thể. Theo Gartner và Viện MIT của Mỹ, sự phức tạp gia tăng và mở rộng của các quy trình xử lý, thông tin và phần mềm là một trong các mối quan tâm hàng đầu của Giám đốc thông tin. Ngoài ra, các quy định của cơ quan quản lý cũng yêu cầu cần tuân thủ.
Kiến trúc tổng thể có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau và thông thường ta chỉ thấy các khía cạnh cụ thể/riêng lẻ. Để kết hợp, các chuyên gia công nghệ thông tin chú ý tới kiến trúc tổng thể khác nhau. Một số chuyên gia công nghệ thông tin xem kiến trúc tổng thể giống như hoạt động có tổ chức với nhiều thành phần hơn là chiến lược kiến trúc, mô hình kiến trúc, các nguyên tắc, thiết kế kiến trúc, kiến trúc nghiệp vụ và quản trị công nghệ thông tin. Một số khác lại chỉ tập trung vào các khía cạnh kỹ thuật mà phải là nghiệp vụ, hoạt động hay các khía cạnh chiến lược. Nhiều góc nhìn Kiến trúc tổng thể chỉ như thành phần công nghệ thông tin. Trong nhiều trường hợp, điều quan trọng là Kiến trúc tổng thể biểu diễn cả về nghiệp vụ và công nghệ thông tin.
Về cơ bản, các hoạt động của Kiến trúc sư rất năng động và có thể thay đổi nhanh chóng. Hiểu về vai trò của kiến trúc sư sẽ giúp chúng ta hiểu những thách thức phải đối mặt và các kỹ năng cần thiết cần phải có của người Kiến trúc sư.
Thuật ngữ “enterprise” trong khái niệm kiến trúc (architecture) bao gồm cả lĩnh vực công nghệ thông tin và nghiệp vụ – bao gồm xứ mệnh (mission), chuỗi giá trị (value chain), chiến lược nghiệp vụ, quy trình và chức năng nghiệp vụ để cùng nhau mô tả và xác định vai trò của “enterprise”. Mô tả ở mức nghiệp vụ có thể bao gồm hoặc không bao gồm ứng dụng công nghệ thông tin. Enterprise cũng bao hàm cả tổ chức theo nghĩa rộng như là enterprisewide architecture. Điều này bổ sung cho kiến trúc truyền thống, vốn chỉ bao hàm thông tin hoặc kiến trúc giải pháp và kiến trúc kỹ thuật (theo Gartner).
Khái niệm trên là định nghĩa của Gartner về kiến trúc tổng thể. Đây chỉ là một trong số các khái niệm. Không có quy định cụ thể về định nghĩa của kiến trúc tổng thể sẽ dẫn tới sự nhầm lẫn, không thống nhất do đó, trong phạm vi bài viết này, sẽ thống nhất hiểu khái nhiệm trên để giải thích cho khái niệm kiến trúc tổng thể.
Kỹ năng
Mỗi Kiến trúc sư cần có một loạt các kỹ năng cần thiết. Rõ ràng, kiến trúc sư phải được đào tạo tốt về công nghệ. Lý tưởng là kiến trúc sư phải là người có nền tảng công nghệ tốt. Thậm chí mặc dù các kiến trúc sư phải đối phó với hàng loạt các vấn đề khác bên cạnh lĩnh vực công nghệ, điều đó rất quan trọng để nắm bắt các kỹ năng công nghệ mới. Tham gia vào dự án cụ thể, ở mức độ chi tiết là cách để chúng ta học hỏi, nó giống như người thầy giúp đỡ, bồi dưỡng thường xuyên.
Xây dựng kiến trúc yêu cầu, kỹ năng của các kiến trúc sư
Thông thường, một Kiến trúc sư ngoài kỹ năng công nghệ cần thiết trang bị các kỹ năng khác bao gồm:
Kỹ năng truyền cảm hứng (Motivational): Kiến trúc sư phải có khả năng thúc đẩy và truyền cảm hứng. Một phần lớn công việc của kiến trúc sư là gây ảnh hưởng hoặc hướng dẫn cho phần lớn trong tổ chức.
Kỹ năng đàm phán (Negotiation): Sẽ có những lúc ở bàn đàm phán cần ra quyết định, một kiến trúc sư phải thương lượng để đạt được điều cần thiết. Hầu hết các kiến trúc sư là người tham gia với vai trò cá nhân và ít có vai trò trong tổ chức.
Kỹ năng tư duy phân tích (Critical Thinking): Có thể suy nghĩ một cách nhanh chóng và ngay lập tức.
Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem Solving): Kiến trúc sư thường xuyên phải đối mặt với một loạt các vấn đề phức tạp vì vậy họ phải có khả năng đánh giá và giải quyết vấn đề.
Tầm nhìn rộng (Big Thinking): Tránh tầm nhìn hạn hẹp và có thể xem xét một vấn đề từ nhiều góc độ.
Kỹ năng nghiệp vụ (Business savvy): Hiểu chuyên ngành đang làm là điều cần thiết để giúp kiến trúc sư hiểu làm thế nào công nghệ này thực sự có thể ảnh hưởng đến nghiệp vụ. Hiểu biết nghiệp vụ cung cấp cho kiến trúc sư sự tín nhiệm rất cần thiết.
Xây dựng kiến trúc yêu cầu, kỹ năng của các kiến trúc sư
Định hướng quy trình (Process Orientation): Suy nghĩ theo hướng quy trình là điều cần thiết cho một kiến trúc sư. Xây dựng quy trình lặp lại và tái sử dụng là các sản phẩm từ công việc chính của kiến trúc sư.
Kỹ năng công chúng (People Skills): Công việc của một kiến trúc sư đòi hỏi tương tác với mọi người liên tục vì vậy cần thiết phải trang bị các kỹ năng cần thiết để thuận tiện trong quá trình giao tiếp, trao đổi để tránh những phiền phức không đáng có.
Một Kiến trúc sư đóng vai trò nhiều mặt. Chức năng phổ biến nhất kiến trúc sư sẽ thực hiện là giám sát quy mô lớn đối với cả chương trình gồm nhiều dự án liên quan. Quản lý chương trình thường đòi hỏi một người có khả năng xử lý nhiều khía cạnh của một dự án cùng một lúc.
Vai trò
Vai trò của kiến trúc sư rộng hơn, không chỉ là các chương trình chiến lược hoặc quy mô lớn. Kiến trúc sư cũng có thể tham gia một số công việc sau đây Xây dựng kiến trúc yêu cầu, kỹ năng của các kiến trúc sư:
Tham gia các ban quản trị: Các ban này đưa ra quyết định về những tiêu chuẩn và chính sách nào của tổ chức phải có, chẳng hạn như các giao thức hỗ trợ cho các đối tác. Sẽ có yêu cầu nghiệp vụ, an ninh và công nghệ rất rõ ràng mà Ban quản trị sẽ sử dụng để xác định các mô hình và quá trình này cũng được sử dụng trong toàn tổ chức.
Tham gia các ban xét duyệt kiến trúc: Một nhóm khác sẽ họp để phê duyệt kiến trúc để đảm bảo rằng nó có ý nghĩa với tổ chức.
Quản lý danh mục đầu tư: Các kiến trúc sư của tổ chức thường được liên kết và chịu trách nhiệm đối với một phần hoặc tất cả về tình trạng của các danh mục đầu tư công nghệ thông tin, mặc dù họ thường đóng góp cho danh mục đầu tư công nghệ thông tin chứ không quản lý.
Tham gia công tác hoạch định chiến lược kiến trúc: Hoạt động này bao gồm tất cả các lĩnh vực chiến lược của công nghệ thông tin. Thường bao gồm việc thu thập một hiện trạng, chiến lược chuyển trạng thái và đề xuất trạng thái tương lai.
Xây dựng kiến trúc yêu cầu, kỹ năng của các kiến trúc sư
Hỗ trợ chiến lược dự án: Thông thường, Kiến trúc sư được tham gia vào các dự án chiến lược quan trọng để hỗ trợ trong việc đảm bảo sự thành công của quá trình thiết kế Xây dựng kiến trúc yêu cầu, kỹ năng của các kiến trúc sư.
Sự khác nhau giữa các kiến trúc sư
Kiến trúc sư (Enterprise Architect): Các kiến trúc sư có tầm bao quát cả nghiệp vụ và các lĩnh vực công nghệ thông tin như an toàn thông tin, cơ sở hạ tầng, thông tin hoặc phát triển.
Kiến trúc sư lĩnh vực (Domain Architect): Các kiến trúc sư lĩnh vực tập trung vào các lĩnh vực cụ thể và có chuyên môn sâu lĩnh vực đó. Điển hình các kiến trúc sư chỉ tập trung vào các lĩnh vực cụ thể, ví dụ trong số này bao gồm: Kiến trúc sư nghiệp vụ, Kiến trúc sư an toàn thông tin, Kiến trúc sư thông tin, Kiến trúc sư hạ tầng, Kiến trúc sư truyền thông,…
Người phát triển (Developer): Các nhà phát triển tập trung vào một giải pháp tại một thời điểm và có chuyên môn sâu trong việc phát triển Xây dựng kiến trúc yêu cầu, kỹ năng của các kiến trúc sư Xây dựng kiến trúc yêu cầu, kỹ năng của các kiến trúc sư.
Hình trên cho thấy một kiến trúc sư tổ chức so với các kiến trúc sư khác. Có rất nhiều mô hình kiến trúc điều hành khác nhau. Các vai trò hiển thị ở trên là một ví dụ của một cấu trúc thể hiện như thế nào với mỗi vai trò có thể tương ứng Xây dựng kiến trúc yêu cầu, kỹ năng của các kiến trúc sư.
Hình trên cho thấy hai ví dụ về mô hình tổ chức kiến trúc đa dạng, cách nhau bởi một đường thẳng. Trong một số trường hợp, những mô hình tổ chức không phải là thứ bậc tự nhiên. Mặc dù đây không phải là lý tưởng trong mọi trường hợp, đôi khi nó là cần thiết để dần dần giới thiệu thay đổi để tránh sự phản hồi tiêu cực trong tổ chức. Mỗi trong số này có thể có tác động vào các vai trò khác nhau của mỗi kiến trúc sư. Rõ ràng, không thể chỉ dựa vào một tiêu chí để đưa ra quyết định công nghệ thông tin. Các quyết định được thực hiện từ nhiều góc nhìn. Thường thì những quyết định này không được thực hiện dựa trên những câu hỏi về giá trị của công nghệ mà về khía cạnh tổ chức như chi phí, vấn đề hỗ trợ nhân sự, và tiêu chuẩn hóa công nghệ thông tin Xây dựng kiến trúc yêu cầu, kỹ năng của các kiến trúc sư.