Ngành Xây dựng vươn tới những tầm cao. Kể từ khi nước nhà giành được độc lập, đến nay Ngành xây dựng Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc. Từ những bước đi ban đầu, với nhiệm vụ tham gia kiến thiết các khu căn cứ, chiến khu, vùng tự do… những người thợ xây dựng Việt Nam đã viết tiếp lên trang sử vàng oanh liệt với bao kỳ tích.

Ngành Xây dựng vươn tới những tầm cao


Đó là bỡ ngỡ thủy điện Hòa Bình, háo hức Yaly và hôm nay tự hào thủy điện Sơn La oai hùng với 3.000 ngày xây đắp, Nhà máy lọc dầu Dung Quất – công trình trọng điểm quốc gia, hàng triệu m2 nhà ở đã được xây dựng, cùng hàng trăm khu đô thị hiện đại… Toàn ngành đã sớm chuyển mình đi lên CNH, HĐH để hội nhập cùng thế giới và khu vực.
Những mốc son không phai dấu

Những ngày đầu sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước. Trong những quyết định đầu tiên, Hồ Chủ tịch đã ký thành lập 2 tổ chức của Chính phủ có nhiệm vụ kiến thiết, đó là: Nghị định số 41 ngày 28/8/1945 thành lập Bộ Giao thông công chính có nhiệm vụ quản lý viễn thông, bưu chính, hỏa xa, đường bộ, đê điều, kiến trúc và Sắc lệnh số 78/SL ngày 31/12/1945 thành lập Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết quốc gia của Chính phủ gồm 41 thành viên đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chính phủ. Trong suốt thời kỳ mới đầy khó khăn thách thức đó, ngành Xây dựng đã từng bước hình thành và phát triển để chính thức ra đời với tư cách là một chuyên ngành kinh tế quốc dân độc lập.

Trước yêu cầu của phát triển và cải tạo kinh tế, tháng 4/1958, Bộ Kiến trúc ra đời theo quyết định của Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa I. Ngay từ những bước đi ban đầu, Bộ Kiến trúc đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế (1958 – 1960), Bộ đã hoàn thành được 180 công trình, trong đó có 72 công trình công nghiệp, 12 nhà máy xay, 2 nhà máy đường, nhà máy dệt Nam Định mở rộng… và 22 khu nhà ở; 19 trường đại học, trung học; 16 bệnh viện, viện điều dưỡng; 11 công trình phúc lợi công cộng; 16 khu kho tàng, cửa hàng mậu dịch. Tại Hà Nội, ngoài việc sửa chữa tập trung những khu nhà ở của những người nghèo trước đây thuộc các khu vực Kim Mã, Lương Yên, Trại Găng… những người thợ xây dựng đã bắt đầu xây dựng khu nhà ở Nguyễn Công Trứ, có diện tích 6ha, có cửa hàng bách hóa, nhà trẻ, trường mẫu giáo. Đáng chú ý là giai đoạn từ 1960 trở đi, Hà Nội bắt đầu xây dựng thí điểm khu nhà ở Kim Liên theo mô hình “tiểu khu nhà ở”. Có thể nói, đây là khu nhà ở đầu tiên của Việt Nam được nghiên cứu, thiết kế đồng bộ về quy hoạch, kiến trúc nhà ở được xây dựng bằng phương pháp lồng ghép, tạo ra những căn hộ khép kín.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986) đã thổi một luồng gió mới vào toàn ngành Xây dựng. Trong giai đoạn này, ngành Xây dựng đã chủ động vượt khó, tích cực thi công các công trình phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nhiều xí nghiệp công nghiệp, thủy điện được xây dựng như: Nhà máy Xi măng Hà Tiên, Nhà máy Thủy điện Vĩnh Sơn, điện Vinh, điện Việt Trì, thủy điện Thác Mơ, thủy điện Yaly… thực sự là những thành quả to lớn của toàn ngành Xây dựng.

Bản anh hùng ca trên dòng sông Đà

Công cuộc trị thủy sông Đà trong thời đại Hồ Chí Minh chính thức bắt đầu vào ngày 07/11/1979, ngày khởi công xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình, bậc thang cuối cùng của hệ thống các nhà máy thủy điện trên sông Đà. Tháng 12/1988, tổ máy số 1 (công suất 240MW) phát điện. Vào cuối năm 1994, tổ máy số 8 Nhà máy thủy điện Hòa Bình hoàn thành. Với sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô, cán bộ, kỹ sư và công nhân Việt Nam đã lần đầu tiên tiến hành đào những đường hầm thi công, đường hầm dẫn nước có quy mô lớn, học cách đào kênh, đắp đập, lắp đặt các tổ máy phát điện với những thiết bị siêu trường, siêu trọng. Từ công trường thủy điện Hòa Bình, những người thợ sông Đà tỏa đi khắp mọi miền đất nước, hối hả xây dựng những công trình thủy điện lớn khác Ngành Xây dựng vươn tới những tầm cao.

Sau gần 2 năm lần lượt đưa các tổ máy vào hoạt động, đến thời điểm này, Nhà máy Thuỷ điện Sơn La đã cung cấp cho quốc gia gần 14 tỷ KWh điện. Đây là một minh chứng sống động, khẳng định tầm vóc của những người thợ xây dựng Việt Nam Ngành Xây dựng vươn tới những tầm cao.

Hôm nay và ngày mai, Thủy điện Lai Châu, công trình trọng điểm quốc gia được khởi công xây dựng vào ngày 05/01/2011,tại xã Nậm Hàng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Công trình này được xây dựng ở bậc thang trên cùng của dòng chính sông Đà, bậc trên của Thủy điện Sơn La. Nhà máy Thủy điện Lai Châu gồm ba tổ máy (3x400MW), dự kiến hoàn thành vào năm 2017 Ngành Xây dựng vươn tới những tầm cao.

Xây dựng đất nước ngày càng to đẹp hơn

Cùng với những thành quả đạt được trong hoạt động xây lắp, những năm qua, với sự nỗ lực của toàn ngành, công tác phát triển đô thị đã đạt được những kết quả tích cực, gắn liền với các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Công tác quy hoạch xây dựng đô thị được đổi mới, quy trình thẩm định nâng cấp đô thị, phê duyệt quy hoạch, quản lý xây dựng được áp dụng thống nhất trên cả nước. Hệ thống các đô thị đã có sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng, chất lượng và quy mô. Diện mạo đô thị có nhiều khởi sắc theo hướng văn minh, hiện đại, tạo dựng được những không gian đô thị mới, từng bước đáp ứng nhu cầu về môi trường sống và làm việc có chất lượng. Đô thị đã khẳng định vai trò là động lực cho phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở mỗi địa phương, mỗi vùng và cả nước. Tính đến nay, mạng lưới đô thị Việt Nam đã phát triển đến gần 800 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 30%, khu vực đô thị đóng góp từ 70 – 75% GDP của cả nước Ngành Xây dựng vươn tới những tầm cao .

Ngành Xây dựng vươn tới những tầm cao

 

Bên cạnh đó, Chiến lược phát triển nhà quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt năm 2011 là một bước đột phá của ngành Xây dựng. Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, đây là lần đầu tiên chúng ta có chiến  Ngành Xây dựng vươn tới những tầm caolược phát triển nhà và cụ thể hóa sẽ tập trung để phát triển nhà cho người thu nhập thấp, người nghèo.

Trong 10 năm (2000 – 2009), diện tích nhà ở cả nước đã tăng thêm khoảng 706 triệu m2, tăng gấp 10 lần so với giai đoạn 10 năm trước. Dù đã đạt được nhiều thành tựu và đang có nhiều dấu hiệu lạc quan nhưng Bộ Xây dựng, với vai trò chỉ đạo, quản lý nhà nước vẫn đang tìm kiếm thêm nhiều giải pháp cải cách triệt để môi trường kinh doanh, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho DN. Những cuộc hội thảo, tọa đàm, hội nghị trực tuyến toàn quốc do Bộ Xây dựng tổ chức để đối thoại với DN, với các địa phương đã diễn ra liên tục, thường xuyên, tình hình sản xuất kinh doanh trong ngành Xây dựng có những chuyển biến ngày càng tích cực. Điển hình như việc xây dựng, rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy hoạch ngành VLXD gồm: Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển VLXD Việt Nam đến năm 2020; Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam, Quy hoạch các nhóm sản phẩm VLXD như: Quy hoạch gạch ốp lát và sứ vệ sinh, vôi công nghiệp, kính xây dựng… phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2020 và chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ Ngành Xây dựng vươn tới những tầm cao.

Ngành Xây dựng vươn tới những tầm cao

Tiếp đó, thực hiện chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 đã được phê duyệt với các sản phẩm được lựa chọn có thế mạnh xuất khẩu của ngành sản xuất VLXD như gạch ốp lát, kính xây dựng, sứ vệ sinh. Trong đó, chú trọng ứng dụng công nghệ mới; Xây dựng chính sách nhằm hỗ trợ việc ứng dụng công nghệ mới, công nghệ xanh, tận dụng phế thải làm nguyên liệu cho sản xuất các sản phẩm VLXD, giảm ô nhiễm môi trường, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Hiện nay, VLXD do Việt Nam sản xuất đã có mặt trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm xi măng Việt Nam đã không thua kém các nước trong khu vực và trên thế giới. Từ cuối năm 2010, Việt Nam đã tự cung cấp đủ cho nhu cầu về xi măng trong nước và bước đầu đã có xuất khẩu Ngành Xây dựng vươn tới những tầm cao.