Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp văn hóa ở nước ta. Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa hiện nay, việc phát triển ngành công nghiệp văn hóa đang trở thành một yêu cầu cấp thiết. Đây chính là thực hiện chính sách kinh tế trong văn hóa do Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ năm, khóa VIII nêu ra

Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp văn hóa ở nước ta

Công nghiệp văn hóa là việc sản xuất, tái sản xuất và truyền bá các dịch vụ văn hóa và sản phẩm văn hóa được tạo ra bằng phương thức công nghiệp hóa, tin học hóa, thương phẩm hóa. Là ngành nghề sản xuất sản phẩm văn hóa và cung cấp địch vụ văn hóa, công nghiệp văn hóa lấy sự thỏa mãn nhu cầu văn hóa của mọi người làm mục tiêu chủ yếu. Về phạm vi của ngành nghề, công nghiệp văn hóa bao gồm ngành sáng tạo và biểu diễn nghệ thuật, dịch vụ tin tức, vui chơi giải trí, đào tạo văn nghệ sĩ và kinh doanh tác phẩm nghệ thuật, ngành phát hành, xuất bản, ngành phát thanh truyền hình, điện ảnh, video, quảng cáo…

Công nghiệp văn hóa là loại hình công nghiệp phát triển đặc biệt mạnh mẽ vào giữa thế kỷ XX. Đó là sản phẩm kết hợp chặt chẽ giữa kỹ thuật cao với sự nghiệp vãn hóa, thể hiện xu thế kinh tế và văn hóa thấm sâu vào nhau. Trong thế kỷ XX, những thành tựu về kỹ thuật xuất bản, băng ghi âm ghi hình, sắp chữ điện tử, mạng lưới truyền thông và kỹ thuật số được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực văn hóa đã làm cho sản phẩm văn hóa nghệ thuật được sản xuất với khối lượng lớn, tạo thành một thị trường rộng lớn. Đó chính là những tiền đề vật chất đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển công nghiệp văn hóa. Việc sử dụng các phương thức quản lý kinh doanh và hình thức tổ chức hiện đại, cùng với việc vận dụng và mở rộng quy tắc kinh tế thị trường trong lĩnh vực văn hóa đã đẩy nhanh tính cấp thiết phải xây dựng ngành công nghiệp văn hóa.

Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp văn hóa ở nước ta

Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp văn hóa ở nước ta

Phát triển công nghiệp văn hóa đang dần trở thành nhận thức chungcủa nhiều quốc gia. Tỷ trọng công nghiệp văn hóa trong hệ thống kinh tế của nhiều nước đã được nâng lên với tốc độ nhanh và công nghiệp văn hóa trở thành một ngành công nghiệp trụ cột trong nhiều nền kinh tế. Theo UNESCO, giá trị các sản phẩm của công nghiệp văn hóa được thực hiện trong thương mại toàn cầu đã tăng gấp 3 lần trong khoảng thời gian từ năm 1980 – 1991, từ 67 tỉ USD lên 200 tỉ USD. Lợi nhuận khổng lồ của công nghiệp văn hóa đã khiến cho rất nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới đua nhau tham gia. Một trong những mũi nhọn xuất khẩu của Mỹ chính là ngành vui chơi, giải trí. Chỉ tính riêng doanh thu của kinh đô điện ảnh Holywood, năm 1997 đã lên tới 30 tỉ USD. Sự xuất khẩu của những sản phẩm văn hóa ngày càng phong phú ra thế giới tác động mạnh đến văn hóa dân tộc của các nước đang phát triển.

Sự tìm tòi phát triển của công nghiệp văn hóa ở nước ta hiện nay

Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, nhận thức của chúng ta đối với văn hóa có những thay đổi đáng kể và sâu sắc hơn. Một mặt, chúng ta chú ý đến việc phát huy những giá trị tinh thần cao đẹp, những giá trị văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, mặt khác việc xây dựng văn hóa phải thích ứng với yêu cầu của nền kinh tế thì trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi chúng ta phải chú trọng thích đáng đến việc hạch toán giá thành, nâng cao hiệu quả kinh tế. Trong môi trường kinh tế thị trường tuyệt đại đa số các sản phẩm văn hóa đều trở thành hàng hóa, được bán rộng rãi, các khâu sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng văn hóa đều phải thích nghi với quá trình chu chuyển và quy tắc chung của kinh tế thị trường. Sự kết hợp ngày càng chặt chẽ giữa văn hóa và kinh tế, sự tương hỗ và thẩm thấu giữa việc xây dựng văn hóa với xây dựng kinh tế là sự thể hiện nổi bật đặc tính công nghiệp của văn hóa. Mục tiêu quan trọng của phát triển công nghiệp văn hóa chính là việc đưa cơ chế công nghiệp vào xây dựng văn hóa, thực hiện sự phát triển ổn định lâu dài và khả năng tích lũy của văn hóa, hình thành cơ chế mở rộng tái sản xuất trong phát triển văn hóa. Đây là con đường còn khá mới mẻ của sự nghiệp xây dựng văn hóa trong thời kỳ mới.

Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp văn hóa ở nước ta

Thực ra, ngay từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, ở nước ta đã bắt đầu xuất hiện quan niệm mới về lao động văn hóa – nghệ thuật, khi coi đó là một loại hàng hóa đặc biệt và bắt đầu tìm tòi những phương thức mới nhằm phát triển văn hóa – nghệ thuật dưới điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong một số lĩnh vực như điện ảnh, sân khấu, xuất bản đã đòi hỏi cần hạch toán để sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư. Các hoạt động “lấy thu bù chi” và kinh doanh có lãi chính là sự đổi mới cơ chế cung – cầu xuất hiện trong lĩnh vực văn hóa khi đó. Nó đã thức tỉnh ý thức thị trường của người làm văn hóa. Đã có sự tham gia của các hãng phim, các sân khấu nghệ thuật các nhà xuất bản tư nhân. Trước sự bùng nổ của các hoạt động này, Nhà nước đã ban hành những quy định, quy chế về cải tiến quản lý sân khấu nhạc nhẹ, quản lý vũ hội, chính thức cho phép những hoạt động kinh doanh ngành vui chơi giải trí văn hóa. Thị trường văn hóa đã dần phát triển cùng với ý thức xây dựng ngành công nghiệp vãn hóa từng bước được hình thành. Đến nay, một số ngành như điện ảnh, xuất bản, sân khấu, biểu diễn nghệ thuật… đang từng bước đi vào thị trường, thực hiện xã hội hóa rộng rãi. Đây là bước tiến đáng chú ý và đáng khích lệ để tiến hành việc xây dựng ngành công nghiệp văn hóa ở nước ta.

Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp văn hóa ở nước ta

Tuy nhiên, trong những chặng đường đầu tiên, hàng loạt vấn đề đặt ra cần giải quyết về nhận thức lý luận. Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp văn hóa ở nước ta. Chẳng hạn như mâu thuẫn giữa các giá trị văn hóa vốn mang tính trừu tượng, định tính với hiệu quả kinh tế thị trường vốn mang tính cụ thể, định lượng, mâu thuẫn giữa tính cấp bách của phát triển văn hóa với nhận thức lạc hậu của nhiều người đối với công nghiệp văn hóa, mâu thuẫn giữa khả năng tăng trưởng nhanh chóng của tiêu dùng văn hóa với sự lạc hậu của phương thức sản xuất văn hóa, cơ chế kinh doanh văn hóa chưa có sự linh hoạt và đồng bộ, mâu thuẫn giữa nhu cầu bức thiết của công nghiệp văn hóa và hệ thống chính sách không nhất quán dẫn tới sự chia cắt giữa các ngành nghề, các khu vực theo lối mạnh ai nấy làm, mâu thuẫn giữa nhu cầu rất lớn của công nghiệp văn hóa với tiền vốn và nguồn vốn xã hội chưa thu hút được. Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp văn hóa ở nước ta. Rõ ràng, đã đến lúc cần có nhận thức mới đối với tầm quan trọng của công nghiệp văn hóa.