Hiện tượng tường nhà bị nứt không chỉ gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà của chúng ta, mà còn làm cho chúng ta cảm thấy lo lắng về sự an toàn của ngôi nhà.

Nào, bài viết này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân gây nứt tường và cách để xử lý, khắc phục cũng như các biện pháp để hạn chế tường nhà bị nứt.

 

Tường nứt  

Vết nứt làm mất thẩm mỹ ngôi nhà

 

NGUYÊN NHÂN KHIẾN TƯỜNG NỨT

1. Do đặc điểm thời tiết, khí hậu

Khí hậu Việt Nam thường nóng ẩm thất thường. Thời tiết thường xuyên có mưa và nóng ẩm quanh năm là các tác nhân gây nên sự co ngót các vật liệu do nhiệt dẫn đến xuất hiện các vết nứt.

Tường nứt

Các vết nứt nhỏ, vết nứt chân chim xuất hiện do thời tiết nóng ẩm

 

2. Do kỹ thuật trộn vữa và thi công tô, sơn trát

Nguyên nhân nứt tường tiếp theo có thể là do kỹ thuật tô trát không đạt chất lượng. Thường có các lý do như: tường khô quá vẫn tô, hồ trộn không đều, hồ tô mỏng, tô xong bị nắng nhiều không dưỡng hộ đúng,… Hoặc cũng có thể do lớp bột trét, trét không đều tay và trét bột quá nhiều.

 

3. Do nền móng yếu, bị lún

Nền móng yếu bị lún là một nguyên nhân nguy hiểm dẫn đến nứt tường. Để nhận biết tường nhà có bị nứt do nền móng bị lún hay không thì các vết nứt thường xuất hiện ở giữa tường hoặc ở mép cửa sổ. Chính vì vậy khi lựa chọn việc mua đất xây nhà, chúng ta cần lựa chọn những mảnh đất có địa hình chắc chắn, chống sụt lún và khi thi công cần có những biện pháp ép cọc, ép cừ nếu cần thiết.

  Tường nứt

Nứt tường do móng bị lún

 

►Từ những phần lớn nguyên nhân kể trên còn có một số ít nguyên nhân khác nhưng đầu tiên chúng ta cũng có thể hình dung được các nguyên nhân nứt tường. Vết nứt thường xảy ra ở hầu hết tất cả các nhà, kể cả nhà cũ hay nhà vừa mới xây. Điều đó cũng dễ hiểu bởi có rất nhiều nguyên nhân dưới tác động của nhiều yếu tố làm cho tường nhà bị nứt và ảnh hưởng ít nhiều đến người sử dụng ngôi nhà đó. Vết nứt có thể từ nông hoặc sâu tùy do nguyên nhân.

Trường hợp tường xuất hiện vết nứt nhẹ như vết chân chim thì chúng ta cũng không cần lo lắng, vì các vết nứt nhẹ, cạn không ăn sâu vào tường và sẽ không ảnh hưởng gì nhiều đến kết cấu ngôi nhà của bạn, chúng chỉ gây sự ức chế và mất thẩm mỹ. 

Đối với trường hợp tường nhà bị nứt sâu thì trường hợp này không chỉ dừng lại ở việc mất thẩm mỹ mà nó còn gây ra rất nhiều hậu quả vô cùng khó lường. Nhiều trường hợp tường nhà bị nứt lớn không thể kiểm soát được những thiệt hại lớn về tài sản như nhà bị gạch vữa rơi xuống, trời mưa thì nước mưa ngấm vào trong nhà gây thấm dột. Nếu tình trạng rạn nứt trong khoảng thời gian dài sẽ gây ra tình trạng nhà bị đứt gãy và nặng hơn có thể gây sập nhà.

 

MỘT SỐ CÁCH XỬ LÝ TƯỜNG NHÀ KHI BỊ NỨT

1. Xử lý các vết nứt nhỏ, nứt chân chim

Để xử lý những vết nứt nhỏ, vết nứt hình chân chim thì ta tiến hành như sau: đục hồ, lớp trát cũ theo đường khe, nứt chân chim; làm sạch bề mặt đã được đục; tưới nước sạch khu vực đó để tạo độ ẩm; sau đó trát lại khu vực đó bằng vữa xi măng già và cát mịn; sau 7-10 ngày khi đã chắc chắn khu vực bị nứt đó đã khô thì tiến hành hoàn thiện bột trét và sơn nước lên tường.

 

2. Xử lý vết nứt tường lớn

Đối với những trường hợp này, chúng ta cần phải tiến hành xử lý thật nhanh bởi các vết nứt này thường lan ra rất nhanh, ảnh hưởng đến các vùng xung quanh vết nứt và các tường liền kề nó. Trường hợp như vậy thì tốt nhất chủ nhà nên trám vữa vào những vết nứt để tạo sự bằng phẳng. Tiếp đến trát 1 lớp bột lên trên và sơn một lớp sơn chống kiềm. Đây là phương án đơn giản và dễ thực hiện nhất khi khắc phục tường nhà bị nứt lớn.

 

3. Xử lý vết nứt tường sâu

Tường bị nứt sâu có thể do trong quá trình và kỹ thuật xây dựng không đúng. Vết nứt sâu này ảnh hưởng đến lớp gạch, có thể lớp gạch bên trong cũng bị nứt. Đây là một trường hợp nguy hiểm và rất khó để tự xử lý. Đặc biệt đối với những người không có kinh nghiệm trong ngành xây dựng thì rất khó để xử lý.  

Trường hợp này chủ nhà nên liên hệ một đội ngũ thi công xây dựng lành nghề để xử lý nhằm đảo bảo hiệu quả.

 

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ VẾT NỨT TƯỜNG 

Không nên đợi những vết nứt xuất hiện thì chúng ta mới khắc phục, xử lý. Vì vậy, khi bắt tay vào việc xây nhà, chúng ta nên có những biện pháp khi bắt đầu xây dựng để hạn chế những vết nứt sau này như:

► Dùng xi măng chuyên dụng có phụ gia tạo dẻo và chậm quá trình đông cứng.

► Nên sử dụng loại gạch tuynel.

► Khi xây tường cần chú ý kỹ thuật để xây tường thật phẳng, thẳng, mạch vữa “no” và được miết gọn gàng, không lồi ra ngoài.

► Nên tưới tường tạo độ ẩm trước khi tô và tưới ẩm thường xuyên sau khi xây tô khoảng 4 – 5 ngày.

► Nên dùng lưới tô tường để thi công tô trát ở các góc tường, nách tường. Vì những nơi đó sau này thường xuất hiện các vết nứt nên chúng ta cần phải chú ý.

Lưới tô tường

► Lớp hồ sau khi tô phải để tối thiểu từ 7 – 10 ngày (tùy điều kiện thời tiết) để tường có thể khô mới cho xử lý bả, chét bột sơn nước.

Với những chia sẻ ở trên, hy vọng phần nào giúp ích được các chủ nhà tháo gỡ những thắc mắc khi những vết nứt tường này xảy ra cho ngôi nhà của mình.

http://ttpconstruction.com/

https://www.facebook.com/CONGTYTIENTHINHPHAT