Nhà vừa làm song hay đã đưa vào sử dụng một thời gian đều có nguy cơ bị thấm trần gây khó chịu, mất thẩm mỹ, mất an toàn cho gia chủ

1. Nguyên nhân khiến sân thượng thẩm thấu, thấm trần nhà

Trần nhà không được chống thấm: Đây là một trong những nguyên nhân chính và phổ biến nhất dẫn đến tình trạng sân thượng bị thẩm thấu. Nhiều ngôi nhà khi được thiết kế và thi công đã bị bỏ qua gia đoạn chống thấm cho trần nhà, dẫn đến tình trạng trần nhà bị nứt và dễ thấm nước sau một thời gian sử dụng.

Thấm trần nhà

  + Sử dụng vật liệu chống thấm kém chất lượng: Trần nhà và sân thượng là nơi tiếp xúc với nước nhiều nhất, vì vậy nếu sử dụng chất liệu chống thấm không tốt, thi công không cẩn thận thì rất dễ dẫn đến tình trạng bị thấm nước.

  + Tác động từ bên ngoài tự nhiên: Các yếu tố tự nhiên như mưa gió, nắng nóng sẽ tác động rất lớn đến quá trình thấm nước ở sân thượng, đặc biệt là ở những nơi có điều kiện thời tiết khắc nhiệt thì quá trình này diễn ra càng nhanh.

  + Bề mặt sân thượng không bằng phẳng, không có nơi thoát nước: Nước bị ứ đọng quá lâu cũng sẽ dẫn đến tình trạng gây thấm và dột cho ngôi nhà của bạn. Sân thượng thấm ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ cũng như sinh hoạt của gia đình bạn.

2. Các giải pháp chống thấm trần nhà hiệu quả nhất  http://ttpconstruction.com/

2.1. Sử dụng hóa chất chống thấm

Loại hóa chất dùng để chống thấm cho sân thượng thường là chất Water Seal DPC kết hợp vữa chống thấm 2 lớp. Nếu sử dụng cách chống thấm là sử dụng loại hóa chất này thì bạn có thể làm theo các bước sau:

 – Chuẩn bị bề mặt: Để đạt hiệu quả chống thấm tối đa thì trước khi thi công cần phải làm sạch, loại bỏ hết bụi bẩn, vữa thừa cũng như tạp chất trên bề mặt. Bạn nên quét dọn sân thượng trước khi bắt tay vào thi công.

 – Tạo lớp vữa mỏng: Lớp vữa mỏng này sẽ dùng để quét lên bề mặt sàn bê tông nhằm lấp kín các vết nứt trên sân thượng. Nếu vết nứt quá lớn thì bạn nên đục thành chữ V sau đó sử dụng vữa rót tự chảy để lấp đầy lỗ này.

 – Sử dụng lớp vữa chống thấm 2 lớp: Tiến hành quét 2 lớp vữa, thời gian quét mỗi lớp nên cách nhau 2 giờ để đảm bảo vữa đã khô. Sau khi các lớp vữa đã khô hoàn toàn (sau 3 – 4 giờ) thì dùng dung dịch hóa chất chống thấm lên toàn bộ sàn bê tông và chân tường gạch của sân thượng. Nên phun làm 2 lớp, mỗi lớp cách nhau 4 – 5 phút và phun đều. Phần chân tường sẽ phun cao lên khoảng 15 – 30 cm. Sau khi bề mặt phun đã khô, bạn tiến hành ngâm nước để bảo dưỡng trong 24 giờ.

2.2. Sử dụng sơn chống thấm sân thượng

Hiện nay trên thị trường đã có rất nhiều loại sơn có khả năng chống thấm rất cao với nhiều loại giá khác nhau. Nếu sử dụng sơn chống thấm thì bạn trước khi tiến hành sơn thì bạn vẫn cần phải làm sạch bề mặt sơn, loại bỏ bụi bẩn để tính bám dính và hiệu quả của sơn.

Sau khi làm sạch bề mặt thì cần bả 2 lớp chống thấm lên bề mặt, mỗi lớp nên bả cách nhau 6 tiếng, sau khi khô cả 2 lớp bả (khoảng 24 giờ) thì tiến hành sơn lót. Sơn lót sẽ dùng loại sơn không dung môi hoặc có dung môi nhưng không màu. Sơn phủ 2 lớp lên trên là bạn đã hoàn thành công đoạn chống thấm cho sân thượng rồi đó.

Chống thấm cho sân thượng

2.3. Nhựa đường chống thấm sân thượng

Thấm trần nhà

Nhựa đường là chất liệu được sử dụng rất nhiều trong thi công xây dựng và có khả năng chống thấm rất tốt. Hơn nữa nhựa đường còn có khả năng chịu nhiệt rất tốt, giúp bảo vệ ngôi nhà trước các tác động của tự nhiên, nhựa đường cũng là loại nguyên liệu dẻo dai, tiện lợi khi thi công giúp tiết kiệm chi phí.

Dù dùng nhựa đường để chống thấm thì công việc cần làm đầu tiên vẫn là làm sạch bề mặt cần chống thấm, loại bỏ các lớp vữa xi măng, bê thông yếu và thừa. Sau đó quét dọn sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn để quá trình thi công được diễn ra thuận lợi hơn.

Sau khi làm sạch bề mặt thì đun sôi nhựa đường (nên pha thêm chút dầu do để tăng khả năng chống thấm). Dùng con lăn quét một lóp lót sau đó quét một lớp nhựa đường lên là hoàn thành việc chống thấm bằng nhựa đường.

Thời gian thi công tốt nhất là vào buổi trưa có nắng gắt, nếu đang thi công đục bề mặt trời đổ mưa thì cần sử dụng sử dụng bạt để phủ lên toàn bộ bề mặt, tránh mưa làm thấm trần nhà.

2.4 Chống thấm sân thượng bằng lát gạch

Ngoài các phương pháp trên thì sử dụng lát gạch nhắm chống thấm cho sân thượng cũng được rất nhiều gia đình áp dụng, tuy nhiên khi lựa chọn gạch thì nên chọn loại phù hợp với phong cách và tổng quan ngôi nhà. Ví dụ như nếu ngôi nhà theo phong cách hiện đại thì sẽ phù hợp với những loại gạch men trơn, chi tiết đơn giản hoặc gạch men có họa tiết trẻ trung. Hoặc những ngôi nhà mang đậm dấu ấn cổ điển thì nên chọn những loại gạch có hoa văn cầu kỳ một chút sẽ phù hợp hơn.

Gạch trên sân thượng nên chọn loại gạch có độ bền cao với khả năng chống nắng mưa hiệu quả. Để có cảm giác thông thoáng phù hợp với không gian ở sân thượng chúng ta nên chọn gạch lát nền kích thước lớn vừa tiết kiệm chi phí vừa làm cho công tác thi công đơn giản, gọn gàng hơn. Những loại gạch kích thước lớn phổ biến thường là 60×60 hoặc gạch men 80×80.

Cấu kiện cần phải đủ vững chắc để có thể chịu thêm tải trọng của lớp keo dán gạch, lớp gạch và keo chà ron. Sân thượng cần được thiết kế có độ dốc để thu nước về một chỗ. Thêm vào đó, nên có một hệ thống chống thấm dưới lớp gạch để tránh trường hợp nước bị rò rỉ xuống khu vực bên dưới.

http://ttpconstruction.com/

https://www.facebook.com/CONGTYTIENTHINHPHAT